Tìm hiểu về thiết bị quét mã vạch. Kiến thức cần biết về barcode scanner

Phân loại theo công dụng

  • Máy quét mã vạch 1D: hay máy quét tuyến tính (linear scanner) thường là loại máy quét cầm tay, quét được các loại mã vạch 1D thông dụng và một số không thông dụng bằng tia sáng nằm ngang. Cần lưu ý là KHÔNG PHẢI ký hiệu mã vạch 1D nào máy cũng có thể đọc được, nên cần xem hướng dẫn sử dụng trong hộp sản phẩm.
  • Máy quét mã vạch 2D: hay Barcode Imager là loại máy quét, ngoài 1D, máy còn có thể đọc được mã vạch 2D như PDF-417, Data Matrix, MaxiCode, v.v…. Nó dùng laze sau đó phản xạ bằng một hệ thống lăng kính để tạo thành 1 chùm sáng phủ trên mọi góc độ của ký hiệu mã vạch. Vì thế, ta có thể quét theo bất cứ chiều nào, khi quét mã vạch 1D bằng máy quét 2D, trong khi đó nếu dùng máy quét 1-D, ta phải bắn tia sáng cắt ngang qua toàn bộ mã vạch. Từ đây có thể thấy, nếu cần quét tính tiền hàng hóa nhanh chóng, nhất là ở trong siêu thị lớn, thì nên sử dụng máy quét 2D.

Phân loại theo môi trường sử dụng

Dùng trong bán lẻ:

Máy quét mã vạch dùng trong bán lẻ thường là dạng phổ thông, dùng công nghệ laser, phù hợp trong các môi trường văn phòng và siêu thị như 

Dùng trong kho bãi:

Máy quét mã vạch dùng trong kho bãi có diện tích rộng, cần độ bền, và tránh bụi cao, chủ yếu là mã vạch UPC, EAN, nên thường dùng công nghệ chụp ảnh 2D, và PDF, công nghệ không dây như Radio hoặc Bluetooth.

Dùng trong công nghiệp:

Máy quét mã vạch dùng trong công nghiệp thường dùng công nghệ laser đa tia, hoặc chụp ảnh với độ chụp rộng, không di động như Symbol LS9203, Symbol LS9208, DS9808, Zebex Z-6182, Zebex A-50M, Datalogic 3200VSi, Datalogic 3300HSi.

Phân loại theo cổng giao tiếp

  • Cổng keyboard: vì nó giao tiếp như 1 bàn phím, nên khi kết nối với máy tính, ta phải tháo bàn phím của máy tính ra. Sau đó ghim dây của scanner vào vị trí của bàn phím, rồi ghim dây của bàn phím vào đầu còn lại của dây scanner. Loại máy quét này khi quét chỉ cần dùng phần mềm văn bản thông dụng như Nodepad, Word hay Excel là được, rất tiện lợi, dễ dùng, và không cần driver.
  • Cổng COM hay RS-232 : loại này thường phải cung cấp thêm 1 nguồn điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng phần mềm đặc biệt kèm theo máy để setup và quét mã vạch. Trong ứng dụng thực tế thì người ta phải sử dụng phần mềm tự lập trình riêng để đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thường các loại máy quét để bàn và các loại máy quét 2D hay sử dụng cổng RS-232.
  • Cổng USB: Loại máy quét này dùng nguồn từ máy tính với cường độ dòng điện lên đến 500mA. Dùng cổng USB có thể cắm thẳng thiết bị vào máy tính mà không cần phải shutdown máy, tốc độ truyền dữ liệu nhanh và dữ liệu quét cũng có thể đưa thẳng vào các phần mềm văn bản thông dụng như trường hợp máy quét dùng cổng keyboard.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *